Tổng số lượt xem trang

Powered By Blogger

Tìm kiếm Blog này

Trang

Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

Túi gạo của mẹ

(Nếu bạn rơi nước mắt sau khi đọc tác phẩm này, hãy mạnh dạn nói lên lời yêu thương dành cho mẹ của mình và chia sẻ với các bạn khác nhé!)
Cái nghèo cái đói thường trực trong ngôi nhà nhỏ này, nhưng dường như, nỗi cơ cực bần hàn ấy không buông tha họ. Cậu con trai bắt đầu cắp sách đến trường cũng là lúc nỗi mất mát lớn bỗng nhiên đổ ập xuống đầu họ. Cha qua đời vì cơn bạo bệnh. Hai mẹ con tự tay mình mai táng cho người chồng, người cha vắn số.
Người mẹ góa bụa ở vậy, chị quyết không đi bước nữa. Chị biết, bây giờ chị là chỗ dựa duy nhất cho con trai mình. Chị cặm cụi, chăm chỉ gieo trồng trên thửa ruộng chật hẹp, tài sản quý giá nhất của hai mẹ con chị. Ngày qua ngày, năm nối năm, những tấm giấy khen của cậu con trai hiếu học dán kín cả bức tường vôi nham nhở. Nhìn con trai ngày một lớn lên, ngoan ngoãn, học hành giỏi giang, nước mắt bỗng lăn trên gò má chị.
Học hết cấp hai, cậu thi đậu vào trường cấp ba trọng điểm của thành phố. Gánh nặng lại oằn lên vai người mẹ. Thế nhưng không may thay, khi giấy báo trúng tuyển về đến tay cậu cũng là lúc mẹ cậu ngã bệnh. Căn bệnh quái ác làm chị liệt nửa chi dưới. Vốn là lao động chính của gia đình, giờ chị chẳng thể đi lại bình thường như xưa nữa nói chi đến chuyện làm nông. Cậu bé vốn hiểu chuyện, thương mẹ vất vả, cậu xin nghỉ học:
– Mẹ này, con nghỉ học thôi, ở nhà làm ruộng thay mẹ. Đi học, tiền đâu mà đóng học phí, tiền sinh hoạt phí, lại còn một tháng nộp 15 cân gạo nữa, nhà mình biết lấy đâu ra.
– Có thế nào con cũng không được bỏ học. Con là niềm tự hào của mẹ. Chỉ cần con chăm chỉ học hành, còn những việc khác, con không phải bận tâm.
Hai mẹ con tranh luận rất lâu, cậu kiên quyết không đi học nữa vì không muốn mẹ mình khổ. Cậu trở nên ngang bướng và lì lợm. Phải đến khi nóng nảy quá không kiềm chế được, mẹ cậu giơ tay tát cậu một cái vào má, cậu mới sững người lại. Đây là cái tát đầu tiên trong đời cậu con trai mười sáu tuổi. Mẹ cậu ngồi thụp xuống đất và khóc nức nở…
Nghe mẹ, cậu khăn gói vào trường nhập học. Lòng cậu nặng trĩu. Người mẹ đứng lặng hồi lâu, nhìn bóng con trai khuất dần…
Ít lâu sau, có một người mẹ lặc lè vác bao tải dứa, chân thấp chân cao đến phòng giáo vụ. Chị nộp gạo cho con trai. Chị là người đến muộn nhất. Đặt bao gạo xuống đất, chị đứng thở hổn hển một hồi lâu rồi nem nép đi vào.
Thầy Hùng phòng giáo vụ nhìn chị, nói:
-Chị đặt lên cân đi. Mở túi gạo ra cho tôi kiểm tra.
Chị cẩn thận tháo túi.
Liếc qua túi gạo, hàng lông mày của thầy khẽ cau lại, giọng lạnh băng:
-Thật chẳng biết nên nói thế nào. Tôi không hiểu sao các vị phụ huynh cứ thích mua thứ gạo rẻ tiền đến thế cho con mình ăn. Đấy, chị xem. Gạo của chị lẫn lộn đủ thứ, vừa có gạo trắng vừa có gạo lức lẫn gạo mốc xanh đỏ, cả cám gạo nữa, đây còn có cả ngô nữa… Thử hỏi, gạo thế này, chúng tôi làm sao mà nấu cho các em ăn được. Thầy vừa nói vừa lắc đầu.
– Nhận vào.
Thầy nói, không ngẩng đầu lên, đánh dấu vào bảng tên của học sinh.
Mặt người mẹ đỏ ửng lên. Chị khẽ khàng đến bên thầy nói:
-Tôi có 50.000 đồng, thầy có thể bổ sung vào thêm cho cháu để phụ tiền sinh hoạt phí được không thưa thầy?
-Thôi, chị cầm lấy để đi đường uống nước.
Thầy nói và vẫn không ngẩng đầu lên nhìn người phụ nữ tội nghiệp đang loay hoay, khổ sở, mặt đỏ ửng lên, chân tay thừa thải vì chẳng biết làm thế nào. Chị chào thầy rồi lại bước thấp bước cao ra về.
~*~
Đầu tháng sau, chị lại đến nộp gạo cho con trai. Thầy lại mở túi gạo ra kiểm tra rồi lại cau mày, lắc đầu. Thầy có vẻ lạnh lùng, ác cảm:
– Chị lại nộp loại gạo như thế này sao? Tôi đã nói phụ huynh nộp gạo gì, chúng tôi cũng nhận, nhưng làm ơn phân loại ra, đừng trộn chung như thế này. Chúng tôi làm sao mà nấu cơm cho ngon để các em ăn được? Chị nghĩ thử xem, với loại gạo hổ lốn thế này, liệu chúng tôi có thể nấu cơm chín được không? Phụ huynh như các chị không thấy thương con mình sao?
– Thầy thông cảm. Thầy nhận cho, ruộng nhà tôi trồng được chỉ có thế ! Người phụ nữ bối rối.
– Thật buồn cười cái nhà chị này ! Một mảnh ruộng nhà chị có thể trồng đến hàng trăm thứ lúa thế sao? Nhận vào ! Giọng thầy gằn từng tiếng và vẫn không ngẩng đầu lên nhìn chị.
Người mẹ im bặt, mặt chị trở nên trắng bệch, nhợt nhạt. Chị lí nhí cảm ơn thầy rồi lại lặng lẽ bước thấp, bước cao ra về. Dáng chị liêu xiêu, đổ vẹo trong cái nắng trưa hầm hập như đổ lửa.
~*~
Lại sang đầu tháng thứ ba của kỳ nộp gạo. Chị lại đến. Vẫn dáng đi xiêu vẹo, mồ hôi mướt mải trên trán, ướt đẫm lưng áo của người mẹ trẻ. Bao gạo nặng dường như quá sức với chị.
Thầy lại đích thân mở túi gạo ra kiểm tra. Lần này, nét giận dữ in hằn trên mặt thầy. Thầy rành rọt từng tiếng một như nhắc để người phụ nữ ấy nhớ:
– Tôi đã nói với chị thế nào. Lần này tôi quyết không nhân nhượng chị nữa. Chị làm mẹ mà sao ngoan cố không thay đổi thế này. Chị mang về đi. Tôi không nhận !
Người mẹ thả phịch bao gạo xuống đất. Dường như bao nỗi ấm ức, đau khổ và bất lực bị dồn nén bao ngày đột nhiên bừng phát. Chị khóc. Hai hàng nước mắt nóng hổi, chan chứa trên gương mặt sớm hằn lên nét cam chịu và cùng quẫn. Có lẽ, chị khóc vì tủi thân và xấu hổ. Khóc vì lực bất tòng tâm.
Thầy Hùng kinh ngạc, không hiểu đã nói gì quá lời khiến cho người phụ nữ trẻ khóc tấm tức đến thế.
Chị kéo ống quần lên để lộ ra đôi chân dị dạng. Một bên chân quắt queo lại.
– Thưa với thầy, gạo này là do tôi… Tôi đi ăn xin, gom góp lại bao ngày mới có được. Chẳng giấu gì thầy, chân cẳng tôi thế này, tôi làm ruộng thế nào được nữa. Cháu nó sớm hiểu chuyện, đòi bỏ học ở nhà giúp mẹ làm ruộng. Thế nhưng tôi kiên quyết không cho, kiên quyết không để con tôi thất học. Có học mới mong thoát khỏi cảnh cơ cực này. Nhà chỉ có hai mẹ con, cha cháu mất sớm… Thầy thương tình, thầy nhận giúp cho. Không nộp gạo, con tôi thất học mất !
Người mẹ trẻ này đều đặn ngày nào cũng thế. Trời còn tờ mờ, khi xóm làng còn chưa thức giấc, chị lặng lẽ chống gậy, lê mình rời khỏi thôn. Chị đi khắp hang cùng,ngõ hẻm xóm khác xin gạo. Đi mãi đến tối mịt mới âm thầm trở về. Chị không muốn cho mọi người trong thôn biết.
Lần này người bị xúc động mạnh lại là thầy Hùng. Thầy đứng lặng hồi lâu rôi nhẹ nhàng đỡ chị đứng lên. Giọng thầy nhỏ nhẹ :
– Chị đứng lên đi, người mẹ trẻ ! Chị làm tôi thực sự bất ngờ. Tôi đã có lời không phải với chị. Thôi thế này, tôi nhận. Tôi sẽ thông báo với trường về hoàn cảnh của em học sinh này, để trường có chế độ học bổng hỗ trợ cho học sinh vượt khó.
Người mẹ trẻ đột nhiên trở nên cuống quýt và hoảng hốt. Chị gần như chắp tay lạy thầy. Giọng chị van lơn:
– Xin thầy. Tôi có thể lo cho cháu, dù không đủ đầy như các bạn nhưng tôi lo được. Khổ mấy, vất vả mấy tôi cũng chịu được. Chỉ xin thầy đừng cho cháu hay chuyện này. Đây là bí mật của tôi, mong thầy giữ kín giùm cho.
Chị kính cẩn cúi đầu chào thầy như người mà chị mang một hàm ơn lớn, đưa tay quệt mắt rồi lại nặng nhọc, liêu xiêu ra về.
Lòng thầy xót xa.
Thầy Hùng đem câu chuyện cảm động này báo với hiệu trưởng. Ban giám hiệu trường giữ bí mật này tuyệt đối. Nhà trường miễn phí toàn bộ học phí và sinh hoạt phí cho cậu học sinh có hoàn cảnh đặc biệt này. Ngoài ra,học lực của cậu rất khá, đủ tiêu chuẩn nhận được học bổng của trường.
Cuối cấp, cậu dẫn đầu trong danh sách những học sinh xuất sắc của trường. Cậu thi đậu vào trường đại học danh tiếng nhất của Thủ Đô. Trong buổi lễ vinh danh những học sinh ưu tú, khi tên cậu được xướng lên đầu tiên, mẹ cậu lặng lẽ đứng ở một góc khuất, mỉm cười sung sướng.
Có một điều rất lạ rằng trên sân khấu hôm ấy, có ba bao tải dứa sù sì được đặt trang trọng ở một góc phía ngoài cùng, nơi mọi người có thể dể dàng nhìn thấy nhất. Ai cũng thắc mắc,không hiểu bên trong ấy chứa thứ gì.
Trong buổi lễ trang nghiêm ấy, thầy hiệu trưởng rất xúc động và kể lại câu chuyện người mẹ trẻ đi ăn xin nuôi con học thành tài.
Cả trường lặng đi vì xúc động. Thầy hiệu trưởng ra dấu cho thầy Hùng phòng giáo vụ đến mở ba bao tải ấy ra. Đó là ba bao gạo mà người mẹ với đôi chân tật nguyền lặn lội khắp nơi xin về.
Thầy nói:
– Đây là những hạt gạo mang nặng mồ hôi và nặng tình của người mẹ yêu con hết mực. Những hạt gạo đáng quý này, tiền, vàng cũng không thể mua nổi. Sau đây, chúng tôi kính mời người mẹ vĩ đại ấy lên sân khấu.
Cả trường lại một lần nữa lặng người đi vì kinh ngạc. Cả trường dồn mắt về phía người phụ nữ chân chất, quê mùa đang được thầy Hùng dìu từng bước khó nhọc bước lên sân khấu.
Cậu con trai cũng quay đầu nhìn lại. Cậu há hốc miệng kinh ngạc. Cậu không thể ngờ rằng người mẹ vĩ đại ấy không ai khác chính là người mẹ thân yêu của cậu.
– Chúng tôi biết, kể ra câu chuyện này sẽ khiến cậu học sinh ưu tú nhất trường bị chấn động rất mạnh về tâm lý. Thế nhưng, chúng tôi cũng mạn phép được nói ra vì đó là tấm gương sáng, tấm lòng yêu thương con vô bờ bến của người mẹ. Điều đó hết sức đáng quý và đáng được trân trọng vô cùng. Chúng tôi muốn thông qua câu chuyện cảm động này, giáo dục các em học sinh thân yêu của chúng ta về đạo đức và lối sống, về tình người và những nghĩa cử cao đẹp. Hôm nay, một lần nữa chúng ta vinh danh những người cha, người mẹ đã cống hiến, hy sinh cả đời mình vì tương lai con em…
Giọng thầy hiệu trưởng đều đều, ấm áp và hết sức xúc động. Tai cậu ù đi, cậu chẳng nghe thấy gì nữa cả,mắt cậu nhòe nước. Mẹ cậu đứng đó, gầy gò, khắc khổ, mái tóc đã sớm điểm bạc, mắt bà cũng chan chứa niềm hạnh phúc và ánh mắt ấm áp, yêu thương ấy đang hướng về phía cậu với cái nhìn trìu mến.
Người phụ nữ ấy run run vì chưa bao giờ đứng trước đám đông. Run run vì những lời tốt đẹp mà thầy hiệu trưởng đã giành cho mình. Với chị, đơn giản, tất cả chỉ xuất phát từ tình yêu bao la mà chị giành cho con trai. Chị không nghĩ được thế nào là sự hy sinh hay đạo lý lớn lao ấy.
Cậu con trai cao lớn đứng vụt dậy, chạy lên ôm chầm lấy mẹ mà mếu máo khóc thành tiếng:
– Mẹ ơi ! Mẹ của con…
(st)

Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012

Bài học marketing kinh điển: Bán lược cho sư

Một công ty nọ muốn tuyển người bán hàng giỏi đã trao cho mỗi người trong hàng trăm ứng viên, 100 chiếc lược và đề nghị họ đến các chùa để bán. Cái oái oăm là ở chùa sư đã xuống tóc, làm gì có nhu cầu sử dụng lược. Mà không có nhu cầu thì sao bán được hàng. Hàng trăm người đã ra đi nhưng hầu hết bó tay. Tuy thế có ba người bán được hàng.
Người thứ nhất mang lược đến chùa vừa chào hàng đã bị các vị sư mắng và cho rằng anh này giễu cợt họ không có tóc, nên đuổi đi. Nhưng anh này vẫn cắn răng chịu đứng cầu xin họ mua lược. Cuối cùng, một vị sư thương tình mua giùm một chiếc lược.
Người thứ hai, sau khi đi vòng quanh một ngôi chùa trên núi, tóc bị gió thổi tung xác xơ, anh ta xin gặp sư trụ trì. Ðược gặp, anh ta chắp tay niệm “nam mô” và thưa rằng: “trên núi cao gió thổi mạnh, các thiện nam tín nữ đến đây dâng hương mà tóc tai rối bù, e không thành kính trước cửa Phật. Xin nhà chùa chuẩn bị một vài chiếc lược để trước lúc dâng hương các phật tử chải tóc cho gọn gàng, không bù rối”. Nghe anh ta nói có lý, sư trụ trì đồng ý mua lược. Nhà chùa có 10 lư hương nên mua 10 chiếc lược cho anh ta.
Còn người thứ ba, anh ta đến thẳng ngôi chùa lớn nhất vùng quanh năm hương khói nghi ngút. Anh xin gặp thượng toạ trụ trì mà thưa rằng: “Bạch thầy, chùa ta lớn nhất vùng, ngày nào cũng có hàng trăm tín đồ đến thắp hương. Phàm là người dâng hương, ai cũng có tấm lòng thành cúng quả. Chùa lớn như chùa ta, thiết tưởng cũng nên có chút tặng phẩm khuyến khích người làm việc thiện. Con có mang theo ít lược của công ty. Thầy có thư pháp hơn người, xin viết lên lược ba chữ “Lược tích thiện” làm tặng phẩm. Món quà này thật nhiều ý nghĩa”. Nhà chùa nghe ra, cũng hứng thú và mua liền 100 chiếc lược làm quà.
Như vậy, trong ba người bán lược cho sư, công ty đánh giá họ thế nào?
Người thứ nhất thuộc mẫu bán hàng cổ điển, cần cù nhẫn nại và kiên trì. Người thứ hai có năng lực quan sát, suy đoán sự việc, dám nghĩ dám làm. Còn người thứ ba, anh ta nghiên cứu phân tích kỹ nhu cầu và tâm lý của đám đông, có ý tưởng tốt, lại có giải pháp cụ thể nên đã mở ra một thị trường tốt cho sản phẩm. Ðây xứng đáng là người bán hàng giỏi của công ty. Anh ta đã được tuyển mộ làm phụ trách bán hàng.
Nhờ có Lược tích thiện làm quà tặng mà một đồn mười, mười đồn trăm, dân chúng đổ về đây dâng hương rất đông, danh tiếng chùa càng lừng lẫy và phương trượng chùa đã ký hợp động mua hàng nghìn chiếc lược của công ty. Rõ ràng, ở một nơi tưởng như không có nhu cầu, nếu chịu khó quan sát, phân tích các mối quan hệ, sẽ có thể phát hiện nhu cầu hoặc tìm cách kích cầu để bán hàng.

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

Osin Huy Đức - Bên thắng cuộc



Osin Huy Đức vừa phát hành cuốn Bên thắng cuộc.


Cuộc chiến tranh kết thúc vào ngày 30-4-1975 mang lại chính quyền cho một bên. Tôi bắt đầu thu thập tư liệu cho cuốn sách này từ cuối thập niên 1980 và đã dành ra ba năm bốn tháng để hoàn thành bản thảo (8-2009 đến 12-2012). Trong thời gian đó, có rất nhiều ý tưởng đặt tên cho cuốn sách. Nhưng, chỉ có một ý mà từ đầu tới cuối cứ ám ảnh tôi, đó là những gì mà nhà thơ Nguyễn Duy tóm lược rất tài tình trong hai câu thơ của ông: “Suy cho cùng trong mỗi cuộc chiến tranh/ Bên nào thắng thì nhân dân đều bại”. Tựa đề bộ sách ra đời từ đó.
Không ai có thể đi đến tương lai một cách vững chắc nếu không hiểu trung thực về quá khứ, nhất là một quá khứ mà chúng ta can dự và có phần cộng đồng trách nhiệm.
Cuốn sách này bắt đầu bằng những câu chuyện xảy ra trong ngày 30-4-1975. Ngày mà tôi, một cậu bé mười ba, trước giờ học chiều, đang vật nhau ven đồi thì nghe loa phóng thanh truyền tin “Sài Gòn giải phóng”. Thay vì tiếp tục ăn thua, chúng tôi buông nhau ra.
Miền Nam, theo như những bài học của chúng tôi, sẽ chấm dứt “20 năm rên xiết lầm than”. Trong cái thời khắc lịch sử ấy, trong đầu tôi, một sản phẩm của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, xuất hiện ý nghĩ: Phải nhanh chóng vào Nam để giáo dục các bạn thiếu niên lầm đường lạc lối.
Nhưng hình ảnh miền Nam đến với tôi trước cả khi tôi có cơ hội rời làng quê nghèo đói của mình. Trên quốc lộ Một bắt đầu xuất hiện những chiếc xe khách hiệu Phi Long thỉnh thoảng tấp lại bên những làng xóm xác xơ. Một anh chàng tóc ngang vai, quần loe, nhảy xuống đỡ khách rồi đu ngoài cánh cửa gần như chỉ trong một giây trước khi chiếc xe rú ga vọt đi. Hàng chục năm sau, tôi vẫn nhớ hai chữ “chạy suốt” bay bướm, sặc sỡ sơn hai bên thành xe. Cho tới lúc ấy thứ tiếng Việt khổ lớn mà chúng tôi nhìn thấy chỉ là những chữ in hoa cứng rắn viết trên những băng khẩu hiệu kêu gọi xây dựng chủ nghĩa xã hội và đánh Mỹ.
Những gì được đưa ra từ những chiếc xe đò Phi Long thoạt đầu thật giản đơn: Mấy chiếc xe đạp bóng lộn xếp trên nóc xe; cặp nhẫn vàng chóe trên ngón tay một người làng tập kết vừa về Nam thăm quê ra; con búp bê nhựa – biết nhắm mắt khi nằm ngửa và có thể khóc oe oe – buộc trên ba lô của một anh bộ đội phục viên may mắn.
Những cuốn sách của Mai Thảo, Duyên Anh… được các anh bộ đội giấu dưới đáy ba lô đã giúp bọn trẻ chúng tôi biết một thế giới văn chương gần gũi hơn Rừng Thẳm Tuyết Dày[1], Thép Đã Tôi Thế Đấy[2]… Những chiếc máy Akai, radio cassettes, được những người hàng xóm tập kết mang ra, giúp chúng tôi biết những người lính xa nhà, đêm tiền đồn còn nhớ mẹ, nhớ em, chứ không chỉ có “đêm Trường Sơn nhớ Bác”. Có một miền Nam không giống như miền Nam trong sách giáo khoa của chúng tôi.
Tôi vẫn ở lại miền Bắc, chứng kiến thanh niên quê tôi đắp đập, đào kênh trong những năm “cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”. Chứng kiến khát vọng “thay trời, đổi đất sắp đặt lại giang san” của những người vừa chiến thắng trong cuộc chiến ở miền Nam… Chứng kiến cũng những con kênh đó không những vô dụng với chủ nghĩa xã hội mà còn gây úng lụt quê tôi mỗi mùa mưa tới.
Năm 1983, tôi có một năm huấn luyện ở Sài Gòn trước khi được đưa tới Campuchia làm chuyên gia quân sự. Trong một năm ấy, hai cô em gái của Trần Ngọc Phong[3], một người bạn học chung ở trường sỹ quan, hàng tuần mang tới cho tôi bốn, năm cuốn sách. Tôi bắt đầu biết đến rạp chiếu bóng, Nhạc viện và sân khấu ca nhạc. Cho dù, đã kiệt quệ sau 8 năm “giải phóng”, Sài Gòn với tôi vẫn là một “nền văn minh”. Những năm ấy, góc phố nào cũng có mấy bác xích lô, vừa mỏi mòn đợi khách vừa kín đáo đọc sách. Nhiều người trong số họ mới ở trong các trại cải tạo trở về. Tôi bắt đầu tìm hiểu Sài Gòn từ câu chuyện của những bác xích lô quen như vậy…
Mùa Hè năm 1997, một nhóm phóng viên vì nhiều lý do phải rời khỏi tờ báo Tuổi Trẻ như Đoàn Khắc Xuyên, Đặng Tâm Chánh, Đỗ Trung Quân, Huỳnh Thanh Diệu, Nguyễn Tuấn Khanh, Huy Đức… Chúng tôi thường xuyên gặp gỡ, chia sẻ và trao đổi với các đồng nghiệp như Thúy Nga, Minh Hiền, Thế Thanh, Cam Ly, Phan Xuân Loan… Thế Thanh lúc ấy cũng vừa bị buộc thôi chức Tổng biên tập báo Phụ Nữ Thành Phố, và cũng như Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ Kim Hạnh trước đó, chị không được tiếp tục nghề báo mà mình yêu thích.
Chúng tôi nói rất nhiều về thế sự, về những gì xảy ra trên thế giới và ở đất nước mình. Một hôm ở nhà Đỗ Trung Quân, nhà báo Tuấn Khanh, người vừa gặp rắc rối sau một bài báo khen ngợi ca sỹ bị coi là chống cộng Khánh Ly, buột miệng nói với tôi: “Anh phải viết lại những gì diễn ra ở đất nước này, đấy là lịch sử”. Gần như không mấy ai để ý đến câu nói đó của Tuấn Khanh, nhưng tôi thì cứ bị nó đeo bám. Tôi tiếp tục công việc thu thập tư liệu với một quyết tâm cụ thể hơn: Tái hiện giai đoạn lịch sử đầy bi kịch của Việt Nam sau năm 1975 trong một cuốn sách.
Rất nhiều thế hệ, kể cả con em của những người đã từng phục vụ trong chế độ Việt Nam Cộng hòa, sau ngày 30-4-1975, cũng trở thành sản phẩm của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, nhiều người không biết một cách chắc chắn điều gì đã thực sự xảy ra thậm chí với ngay chính cha mẹ mình.
Không chỉ thường dân, cho đến đầu thập niên 1980, nhiều chính sách làm thay đổi số phận của hàng triệu sinh linh như “Phương án II”[4], như “Z 30”[5] cũng chỉ được quyết định bởi một vài cá nhân, nhiều người là ủy viên Bộ chính trị cũng không được biết. Nội bộ người Việt Nam đã có nhiều đụng độ, tranh cãi không cần thiết vì chỉ có thể tiếp cận với lịch sử qua những thông tin được cung cấp bởi nhà trường và bộ máy tuyên truyền. Không chỉ các thường dân, tôi tin, những người cộng sản có lương tri cũng sẽ đón nhận sự thật một cách có trách nhiệm.
Cuốn sách của tôi bắt đầu từ ngày 30-4-1975, ngày nhiều người tin là miền Bắc đã giải phóng miền Nam. Nhiều người thận trọng nhìn lại suốt hơn ba mươi năm, giật mình với cảm giác bên được giải phóng hóa ra lại là miền Bắc. Hãy để cho các nhà kinh tế chính trị học và các nhà xã hội học nghiên cứu kỹ hơn hiện tượng lịch sử này. Cuốn sách của tôi đơn giản chỉ bắt đầu kể những gì đã xảy ra ở Sài Gòn, ở Việt Nam sau ngày 30-4: cải tạo; đánh tư sản; đổi tiền… Cuốn sách của tôi cũng nói về hai cuộc chiến tranh cuối thập niên 1970, một với Khmer Đỏ và một với người Trung Quốc. Cuốn sách của tôi cũng nói về làn sóng vượt biên sau năm 1975, nói về sự “đồng khởi” của nông dân, của các tiểu chủ, tiểu thương để dành lấy cái quyền được tự lo lấy cơm ăn áo mặc.
Tư liệu cho cuốn sách được thu thập trong hơn hai mươi năm, và trong vòng ba năm (từ tháng 8-2009 đến tháng 8-2012) tôi đã dành toàn bộ thời gian của mình để viết. Bản thảo cuốn sách đã được gửi tới một số thân hữu và một số nhà sử học, trong đó có 5 nhà sử học uy tính của Mỹ chuyên nghiên cứu về Việt Nam. Sau khi sửa chữa, bổ sung, tháng 11-2012, bản thảo hoàn chỉnh đã được gửi đến một số nhà xuất bản trong nước, tuy nhiên, nó đã bị từ chối. Cho dù một số nhà xuất bản tiếng Việt có uy tín tại Mỹ và Pháp đồng ý in, nhưng để lãnh trách nhiệm cá nhân và giữ cho cuốn sách một vị trí khách quan, tác giả quyết định tự mình đưa cuốn sách này đến tay bạn đọc.
Đây là công trình của một nhà báo mong mỏi đi tìm sự thật. Tuy tác giả có những cơ hội quý giá để tiếp cận với các nhân chứng và những thông tin quan trọng, cuốn sách chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, chắc chắn sẽ còn được bổ sung khi một số tài liệu được Hà Nội công bố. Hy vọng bạn đọc sẽ giúp tôi hoàn thiện nó trong những lần xuất bản sau.
Lịch sử cần được biết như nó đã từng xảy ra và sự thật là một con đường đòi hỏi chúng ta không bao giờ bỏ cuộc.
Sài Gòn – Boston (2009-2012)
Osin Huy Đức
[1] Tiểu thuyết cách mạng của Trung Quốc.
[2] Tiểu thuyết cách mạng của Liên Xô.
[3] Đạo diễn điện ảnh.
[4] Tổ chức cho người Hoa nộp vàng để được vượt biên bán chính thức (1978-1979).
[5] Cải tạo những người giàu lên bất thường (1983).



sinh nhựt Anh Thi

































anh này nhìn mâm cơm trắng mà ê chề


rồi não nề quay đi


anh này què từ khi còn trong ổ (chân sau đang duỗi thẳng)


Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012

Virus




PHÒNG BỆNH HƠN CHỬA BỆNH
HkThành
SI VIS PACEM, PARA BELLUM

chớ mở POST CARD hallmark.! Virus cực kỳ ác ôn
VUI LÒNG CHUYỂN TIẾP CẢNH BÁO NÀY GIỮA CÁC GIA ĐÌNH, BẠN BÈ VÀ NGƯỜI LIÊN HỆ!
Bạn nên cảnh giác trong những ngày tiếp theo. Không mở bất kỳ thông báo với một tập tin đính kèm
quyền BƯU THIẾP * FROM * HALLMARK, bất kể người gửi nó cho bạn.
Đó là một virus sẽ mở ra * cho hình ảnh BƯU THIẾP, * 'đốt cháy' toàn bộ đĩa cứng C của máy tính của bạn.
Vi rút này sẽ được nhận được từ một người có địa chỉ e-mail của bạn vào danh sách liên lạc trong anh / cô.
Đây là lý do bạn cần phải gửi e-mail cho tất cả các địa chỉ liên lạc của bạn. Nó là tốt hơn để nhận được thông báo
25 lần hơn để nhận được virus và mở nó.
Nếu bạn nhận được một email tựa đề * "BƯU THIẾP," * mặc dù nó đã được gửi đến cho bạn bởi một người bạn,
không mở nó! Shut down máy tính của bạn ngay lập tức.
Đây là loại virus tồi tệ nhất do CNN công bố.
Nó đã được phân loại theo Microsoft là virus phá hoại nhất từ trước đến nay.
Loại virus này được phát hiện bởi McAfee hôm qua, và không có sửa chữa nào cho loại Virus.
Virus này chỉ đơn giản là phá hủy Sector Zero của đĩa cứng, nơi mà các thông tin quan trọng được lưu giữ.
COPY  E-MAIL NÀY VÀ GỬI CHO BẠN BÈ.
fgfgg
Too late to know now, this has already happened to me, it has burnt one of my computers, I did open one of my 3 other computers,  just found out that "nothing left behind...all of my documents , pictures etc saved .... all gone with the wind. I do not know how to restore them.. anyone of you guy know how to restore the data loaded in my computer previously ?, I really want them back to me , especially my pictures since I only saved them in this computer, I did not save them in my other 2 computers, that is my big problem now.. Any idea ? pls let me know and help ..Thanks.
LLC.
PLEASE FORWARD THIS WARNING AMONG FRIENDS, FAMILY AND CONTACTS!
   You should be alert during the next few days. Do not open any message with an attachment entitled *POSTCARD FROM HALLMARK *, regardless of who sent it to you.
   It is a virus which opens *A POSTCARD IMAGE, *which 'burns' the whole hard disc C of your computer.
   This virus will be received from someone who has your e -mail address in his/her contact list.
This is the reason you need to send this e -mail to all your contacts. It is better to receive this message 25 times than to receive the virus and open it.
If you receive an email entitled *"POSTCARD," *even though it was sent to you by a friend, do not open it! Shut down your computer immediately.
This is the worst virus announced by CNN.
  It has been classified by Microsoft as the most destructive virus ever.
  This virus was discovered by McAfee yesterday, and there is no repair yet for this kind of Virus. This virus simply destroys the Zero Sector of the Hard Disc, where the vital information is kept.
   COPY THIS E-MAIL AND SEND IT TO YOUR FRIENDS.


Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2012

đi đám giỗ bác Lợi (Long Điền)






 bác Lợi gái và anh Hoài, người con thứ Ba. Người thứ Hai tên Thiêm đã chết


 Paul, con anh Hoài








người con rể thứ Tư ten Phước


Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2012

giỗ Dượng Chín


hôm qua, 4 tháng 10 âm lịch, là ngày giỗ dượng Chín, mà không nhớ và cũng không nghe động đậy gì. Chỉ biết được khi có một tay nhỏ vô mua một chục lon bia nói để vô mả Dượng uống với bé La (cũng đã nghe nực mùi rượu rồi).

bức hình này chụp ở nhà tren Lai Xá. Hình như giỗ Ba, có đầy đủ: ông Bảy, ông Chín, ông Năm giận giung (lú cái đầu sau cái đầu chú Út ngời quay lưng lại), cậu Ba, dượng Chín, chú Út, cậu Tư Cười. Đặc biệt là có anh Trung Canada... Cậu Hai chắc kế bên cậu Hai Cao, bị khuất.


hình này ở quán bò nướng khi dời lên nhà Má. Dượng Chín ngồi giữa Hai dân và người mang kiếng (dượng 5 Ánh Chị). Kế bên là Sáu Trực và cậu Hai Cao. Hai người đứng là mợ Hai và dì Năm Ánh.


 hình chụp ở mả Lự


 ở đám tang Lự, hai người hàng đầu đều đã ra đi.


trên chuyến ghe ra Thạnh An dịp cậu 8 Hiệp, con ông Bảy Nhoi ở Mỹ về (người đứng mạc áo thun đen)


một đám giỗ nhà cậu Hai





Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2012

Những điều thú vị về Canada mà có thể bạn chưa biết




Những điều trông thấy mà vui, những điều nghĩ tới mà đau đớn lòng (1)

Canada

1-  Thiện nguyện

Tháng nào thằng bé cũng mang về cái thư của trường báo có ngày sinh hoạt ngoại khóa không bắt buộc: đi xem kịch, bảo tàng, triển lãm nghệ thuật, di sản văn hóa, thảo cầm viên, vườn thú... Nếu bố mẹ đồng ý cho con đi thì ký vào giấy, nếu cháu nào thích đi mà gia đình không có khả năng trả tiền vé thì nhà trường sẽ cấp vé cho cháu miễn phí. Phụ huynh nào có nhã ý tham gia đi theo thiện nguyện giúp thầy cô giáo trông các em cùng thì phải đăng ký trước và tự trả tiền vé cho mình. Sẵn lòng đi giúp không công, tự chi trả cho mình mà vẫn còn hồi hộp vì luôn có quá nhiều người sẵn sàng giống mình, nhiều khi trường phải cho những người thiện nguyện bốc thăm chọn chỉ lấy bốn người cho mỗi lớp 25 cháu. Khó thay để được làm thiện nguyện ở xứ sở được mệnh danh là thiên đường của "vị kỷ" và "cá nhân chủ nghĩa" này!

2-  Stop Sign

67 là tuổi nghỉ hưu. Nhiều người già không muốn cho phần đời còn lại vô nghĩa xin thành phố cho làm việc thiện nguyện. Việc của họ có thể là cầm cái biển "STOP" sign ra trực các ngã tư để dẫn học sinh qua đường lúc 8-9h sáng; 12-1h trưa và 3-4h chiều là giờ các cháu đi, về học. Mùa hè ấm áp thì học sinh được nghỉ hè. Thân già, giữa mùa đông tuyết giá ra đứng đường trông trẻ là cả một cố gắng. Cuộc sống thật có ý nghĩa hơn khi nó không phải chỉ cho mình.

3-  Dọn nhà

Mấy năm trước tôi dọn đến ở khu vực cũ kỹ của thành phố. Trên trăm tuổi đã được coi là lâu đời vì Canada cũng mới có 145 tuổi. Dọn về đây vì tôi thấy thú khi thấy cái tòa thị chính cũ bé tí tẹo chả nhỉnh gì hơn cái nhà dân thường trong khu. Trong khi đó các trường cấp 1, 2, 3 là các tòa lâu đài thật đồ sộ, vật vưỡng to gấp cả trăm lần tòa thị chính. Nhà thờ tuy to thứ hai sau trường học mà cũng chỉ bằng 1/20 khuôn viên trường. Các ngân hàng, cửa tiệm không bằng cái móng tay so với trường. Mỗi nhà dân chỉ được xây cất xấp xỉ  ½ diện tích đất của mình vậy mà tổng diện tích cây xanh, công viên, hồ, đường xá bên ngoài vẫn chiếm tới 70% toàn khu vực. Cảm ơn các tiền nhân Canada đã mở mắt cho kẻ hậu bối thật nhiều điều.

4-  Chapters

Là cửa hàng sách. Một tòa nhà cổ lộng lẫy ở một vị trí cực kỳ đắc địa là đón lõng toàn bộ học sinh mấy trường phổ thông. Ai qua đây cũng có ba việc có thể làm là mua sách, ngắm sách hoặc là lấy bất kỳ cuốn nào, mới tinh, thơm mùi mực in ra ngồi ở bất kỳ cái ghế bọc da hay nỉ êm ái nào trong cửa hàng và nghiền đến lúc nào xong rồi trả sách lại về giá rồi ra về. Nếu chưa đọc xong mai cửa hàng mở cửa lại ra đọc chùa tiếp. Xin mời cứ tự nhiên, vô tư. Yêu khu vực dân cư mà những tòa nhà lớn nhất là trường học, bệnh viện, thư viện bao nhiêu thì càng thấy yêu sự tế nhị và hào hiệp trong nghiệp kinh doanh của Chapters bấy nhiêu. Tri thức cũng như thương mại là cái không phải cứ ép mà được.

5- Kỳ thị

Mark sinh ở Chicago. Từng rất cố gắng làm việc từ bồi bàn, dọn dẹp, bán hàng để góp thêm tiền trả học phí đại học và sau đó là... bảo vệ thành công hai bằng tiến sỹ. Một âm nhạc và một về nhân chủng học. Hai hướng đi chả có gì gần nhau nhưng đó là ý thích của anh từ bé muốn hiểu rõ về giống người và âm thanh. 13 năm cuộc đời để làm hai cái Ph.D. rồi chàng yêu và lấy một cô Canada. Hiện nay người trung niên da trắng gốc Mỹ ấy là giáo sư của hai trong ba đại học của Toronto. Vợ bảo lĩnh anh sang Canada theo diện hôn thê. Mark mới nói với tôi là anh thật hạnh phúc vì cuối cùng Bộ công dân và di trú Canada đã hết nghi ngờ anh và anh vừa nhập quốc tịch. Một minh chứng sống cho việc không phải chỉ vài sắc dân châu Á bị nghi ngờ tìm cách vào Canada theo con đường hôn thê dởm.

6-  Giáo viên

Chưa yên tâm hành nghề giáo sư đại học; từ khi có con Mark  mới thấy là mình thích thành giáo viên. Để làm giáo viên ở Ontario thì dù là giáo sư anh vẫn phải đi học thêm một năm sư phạm nữa. Nhiều khi gặp các thầy cô ở trường phổ thông hỏi họ trước làm nghề gì. Nhiều người nói là tiến sỹ, bác sỹ, kỹ sư cao cấp... Động cơ nào khiến họ từ bỏ công việc thu nhập cả vài trăm ngàn, học lại ra làm giáo viên với lương chỉ 50-80 ngàn$/năm. Tiền bạc không thể lý giải nổi thì chắc động cơ chỉ còn là niềm đam mê.

Khi tới Canada định cư, ở sân bay tôi được phát tờ quảng cáo của chính phủ hướng dẫn là có ba nghề rất được tin cậy và tôn trọng ở đây là giáo viên, cảnh sát và bác sỹ. Vào quốc tịch cần có người biết mình từ ba năm trở lên chứng nhận và danh sách hàng đầu những người có thể ký chứng nhận không phải là tiến sỹ hay giáo sư nọ kia ... mà là ba nhóm người hành nghề trên.

7- Răng đẹp

Canada không cho phép tư nhân hóa y tế cơ bản. Không có bệnh viện tư, y tế không mất tiền. Tuy nhiên y tế công không bao thẩm mỹ. Và răng lợi được coi là làm đẹp nên phải tự trả tiền túi hoặc bảo hiểm trả. Làm giáo viên ở Ontario có chế độ bảo hiểm răng thật trên mức tuyệt vời. Khi đi khám nha sỹ rất thích đè thầy cô  ra chữa răng, miệng. Lo cho thầy cô luôn có hơi thở thơm tho, nụ cười được nở trên mặt cùng hàm răng đều trắng trẻo sẽ giúp các thầy cô thêm tự tin và duyên dáng trước các công dân tí hon của đất nước.  Xứ "giẫy chết" và "bóc lột" là vậy, còn  sự chu đáo của xứ "triệu lần hơn" thì tầm vóc nhỏ nhoi của mình sao mà tưởng tượng ra nổi?

8- Vui

Hôm nào đón con đi học về tôi cũng hỏi là ở trường hôm nay thế nào? Vui lắm bố ạ. Cô giáo của con năm nay thế nào? Cô giỏi lắm bố ạ. Sao năm nào con cũng khen cô giỏi, thế không có ai kém à? Không! Họ đều giỏi theo những cách khác nhau.

Đứa khác hôm nào tối mịt cũng mới thấy mặt. Hỏi sao con về muộn thế? Bố ơi hôm nào về nhà thấy trời còn sáng con thấy tiếc như mình còn chưa sống trọn vẹn đủ một ngày. Chúng con bây giờ là người Type A tức là người học hết mình nhưng chơi còn hết mình hơn. À ra thế! Nhà trường đã thành công khiến chúng học như chơi và chơi như học.

9- Thời tiết

Để làm quen, dân Anglo-Saxon thường bắt chuyện từ thời tiết. Tôi thích mùa xuân vì sau cơn ngủ đông cây ra cả trăm màu xanh của sự sống dâng trào. Mùa thu ngắn như người đàn bà hồi xuân khao khát cháy hết những rạo rực còn lại trong đời. Mùa xuân thong dong như gái mười tám đôi mươi còn dài đường tính. Các danh họa Canada trong Group of Seven thật nổi tiếng nhưng chưa ấn phẩm thu nào của họ sắc nét bằng Golden Autumn của Levitan. Mùa thu nước Nga đã thật mê hồn, nhưng mùa thu Canada còn đầy hấp lực hơn. Vì ở Nga cây chủ đạo là bạch dương trong khi ở Canada cây chủ đạo là cây phong. Mà phong đa dạng hơn bạch dương nhiều lắm. Các lá phong vàng đỏ bay trong gió như những bàn tay nhỏ vẫy chào thế gian đầy lưu luyến. Thật hay là lá còn đang rất tươi và đang độ đẹp đã rời cành. Không đeo bám dai dẳng với quyền lực tới khô đen như nhiều chính trị gia già nua trên thế giới này.

10- Mẹ

Các tiếu tâm dòng chính bên này khai thác chuyện con rể mẹ vợ. Còn bên ta chủ đề hót là mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu.

Ở đâu, dù là mẹ, nhưng chèn vào tự do của con cũng bị chê cười.

11-Khóa cửa

Mấy lần đổi nhà thi thoảng có người hỏi là có thay ổ khóa cửa không? Tôi hỏi thay làm gì nhỉ khi bên này hai cái thượng tôn nhất, quí nhất là quyền tự do và quyền tư hữu thì đều hiện diện và được bảo vệ chu đáo như nhau cả ở trong nhà cũng như ngoài đường.

12- Dân chủ

Ở châu Âu 70% dân chúng ở nhà thuê. Ở Mỹ người ở nhà của mình là 65,4%. Còn chủ nhà Canada chiếm tới hơn 70% dân số.  Tại Ontario các mâu thuẫn của người chủ nhà và người thuê nhà do tòa Landlord and Tenant Board giải quyết. Nếu người thuê kiện người chủ thì người thuê nộp lệ phí tòa là $50 và có luật sư miễn phí cãi hộ tại tòa. Nếu người chủ thưa người thuê thì lệ phí tòa là $150 và phải tự đi thuê luật sư với giá tối thiểu $1000/ngày. Chơi khó người giàu và bao biện người nghèo thế mà sao cái xứ này vẫn để tên cụt lủn là Canada mà không đổi ngay sang là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Canada cho nó thật hoành tráng và xứng tầm thời đại nhỉ?

13- Công bộc

Ở Canada nếu thấy xe cảnh sát nháy đèn ngay sau xe bạn thì phải tấp xe vào vệ đường, đánh đèn hỏng, rút bằng lái và giấy tờ bảo hiểm xe ra, hạ cửa kính bên phía người lái xuống, để hai tay lên vô lăng và ngồi chờ. Cảnh sát sẽ tới, cúi chào bạn trước sau đó xin cho xem giấy tờ rồi họ về xe cảnh sát. Khoảng 15 phút sau họ quay lại xe bạn trao trả giấy tờ và phiếu phạt. Giải thích nội dung bạn vi phạm và quyền của bạn rồi chào bạn, đường ai nấy đi. Nếu đồng ý mức phạt bạn trả ngay trong vòng 14 ngày. Nếu không bạn ra tòa. Ra tòa phần đông vì mong cảnh sát vì lí do gì đó không ra thì mình sẽ trắng án. Cậu em tôi cũng thử ra tòa. Rủi thay là chàng cảnh sát đó cũng lại ra. Khi tòa hỏi cậu có muốn đối chất với cảnh sát xem ai sai không thì cậu thấy chả có gì để nói vì cảnh sát đúng. Vậy mà viên cảnh sát đó (đã thay cảnh phục sang comlê đen cà vạt tuyệt đẹp) lại đứng lên nói với tòa: hôm nay tôi đến đây để muốn xin quan tòa cho anh ấy giữ nguyên mức tiền phạt, nhưng không cắt điểm vì trong sổ công tác tôi có ghi chú lại là anh ấy hành sử rất lịch sự lúc nhận phiếu phạt. (Không cắt điểm thì không bị bảo hiểm xe tăng giá). Cậu em kể lại và chua thêm sao bọn này nó đào tạo "đầy tớ" tốt mà lại ít thế nhỉ, chỉ cho có mỗi 2 tên đày tớ trên 1000 dân.

14- Chết

Mẹ của cô giáo Doris vừa mất. Ôm chúng tôi cô khóc kể khi chỉ còn nửa bước nữa là tới cửa thiên đường, cụ bỗng mở mắt, nhìn tám người con nuôi và con đẻ đang không cầm được nước mắt vây quanh giường, cười và nói: Các con, mẹ đã sống một cuộc đời vô cùng hạnh phúc. Sau chiến tranh thế giới II dân miền nam nước Ý nghèo đói chỉ làm nông nghiệp và băng đảng đã di cư sang Canada. Là một nông dân chỉ quen cày cuốc ít học mà mẹ đã có các con phương trưởng làm giáo viên, bác sỹ, luật sư. Mẹ xắp được gặp bố. Các con phải vui và chúc mừng cho mẹ đi chứ?

Đúng là:

"Người dưới vực sâu còn cứu kẻ trên bờ

Nếu dưới vực sâu còn dũng khí" (2)

15- Lời hứa

Tôi thường hay tản bộ ra High Park hay Rennie Park. Thiên nhiên mùa nào cũng có bộ cánh tuyệt đẹp. Mùa xuân rạo rực với cả triệu triệu bông anh đào đua sắc. Mùa thu thanh thản suy tư cùng  đàn thiên nga trắng muốt lượn lờ trong hồ. Hai công viên này có đủ thứ từ vườn thú, sân tennis, bể bơi, sân trượt băng...Và tất cả đều miễn phí. Khởi đầu là hai người giàu có trước khi chết hiến tặng lại gia sản cho thành phố với điều kiện thành phố chỉ được dành cho đại chúng và không được thu phí gì kể cả chỗ đỗ xe. Hàng trăm năm qua thành phố luôn giữ lời.

16- Phương tiện

Hôm nọ có việc phải ngó vào hồ sơ của hai người hành nghề kiểm toán. Chồng báo kiếm $12,000/tháng, vợ $18,000. Ba mươi ngàn $/tháng, nhà trả hết, Visa Master Cards không nợ và... không có ô tô. Giờ nhiều hãng cho mua chịu ô tô trả dần từ 3-5 năm có 0% lãi xuất. Gặp họ tôi hỏi họ di chuyển như thế nào? Họ nói chúng tôi chỉ dùng xe đạp và đi bộ.

Anh bạn mới sang Canada họp hội nghị khoa học ở trường Tổng hợp Toronto vào phòng chủ nhiệm khoa thấy bề bộn sách vở và chình ình giữa phòng là ... cái xe đạp. Ồ ra xứ này đang chuyển giao biểu tượng. Người giàu đi bộ, xe đạp, người nghèo ôtô. "Đổi mới" để làm gì nhỉ? Có minh chứng hùng hồn để rao giảng là từ những năm 80 ta đã có phương tiện ngang tầm dân giàu Canada của tận năm 2012 rồi mà?

17- Chùa

Tháng chín/2012 ra sân bay tiễn vợ về Việt Nam. Nhìn thấy một em trung tuổi mặt mũi khá sạch nước cản đang gọi điện thoại bằng tiếng Hoa. Hết cú điện thọai bỗng em đon đả bằng tiếng Việt: Anh về Sài Gòn? (à ra em là người Việt gốc Hoa) Không anh chưa, ra tiễn vợ về Hà Nội thăm nhà thôi. Em tưởng anh về dự hội nghị Việt kiều lần II. Có gì hay ở đó hả em? Được xe đưa đón và bao ăn ở khách sạn sang toàn bộ. Em sang Canada bao năm rồi? 30 năm anh ạ. Em làm nghề gì? Em làm công ty bảo hiểm. Trời ạ. Em có công ty riêng, thành đạt ở một xứ giàu có 30 năm về còn hí hửng khoe được bao đi lại và ăn ở. Em không tự lo được nổi cho mình mấy cái vặt vãnh đấy sao?

(...)

18- Thủ lĩnh

Canada có ba đảng chính trị tầm vóc quốc gia. Hữu là Bảo thủ. Tả là Tân Dân Chủ và khuynh tả là Tự Do. Bảo thủ được coi là đảng của người giàu vì nhiều người giàu là đảng viên của đảng; nhưng phần lớn nông dân và binh sỹ cũng tham gia đảng này. Đường hướng của đảng này là nhà nước hãy can thiệp ít nhất vào cuộc sống của dân chúng, giảm thuế sẽ cùng giảm sự bao biện của bộ máy công quyền. Stephen Harper - đảng trưởng Bảo thủ- người đàn ông lên đỉnh cao quyền lực từ năm 2006 khi 46 tuổi theo đánh giá của dân Canada qua 3 lần liên tiếp thắng cử cũng "not too bad" ( không quá tệ)! Về đối nội ông liên tục giảm thuế cho dân chúng và các công ty, dẫn Canada vững bước phát triển qua cơn khủng hoảng kinh tế tồi tệ toàn cầu. Về đối ngoại, (...) ông từ chối tham dự Olympic Bắc Kinh 2008. Mới đây là nước phương Tây đầu tiên dẹp luôn tòa đại sứ của mình tại Iran và đuổi toàn bộ nhân viên sứ quán Iran ra khỏi Canada. Đêm Stephen Harper đắc cử lần đầu, báo chí Canada chạy tít Thủ tướng Tim Hortons. Tim Hortons là loại cà phê rẻ tiền của Canada (coi như đẳng cấp chè vối của Việt Nam) vì Harper không có tài sản gì đáng kể ngoài cái ôtô cũ và căn hộ nhỏ. Trong khi người mà ông đánh bại là Paul Martin - thủ tướng tiền nhiệm- là thủ lãnh đảng thiên tả Tự do lại là chủ hãng vận tải biển có tài sản trên 70 triệu đô.

Tài sản và tư tưởng chính trị không hẳn là những giá trị luôn đồng nhất. Nhiều nhà tư bản được bêu riếu là cá mập lại là những người dốc cả tài sản cho từ thiện; còn nhiều lãnh tụ vác danh đại diện cho giới cần lao lại chỉ lao đi vơ vét và đục khoét.

19- O Canada(3)

Khi mới tới đây định cư, cảm giác đầu tiên là sao cái đất này cái gì cũng nhẹ nhàng, thiếu quá chất hào hùng kể cả từ bài quốc ca. Ồ Canada cứ như một khám phá nhỏ dịu dàng đến ngỡ ngàng.

Vậy mà ở càng lâu càng thấy sao câu thơ lại chỉ thấy đúng đến thế ở nơi cách xa quê hương của tác giả tới nửa vòng địa cầu lận:

"Khi ta đến gõ lên từng cách cửa

Thì tin yêu ngay thẳng đón ta vào

Ta nghẹn ngào..."(4)

Trông người lại ngẫm đến ta... nơi mỗi lần về lại thấy lòng xa quê hơn một chút.

3/11/2012


Tiến sĩ Phạm Ngọc Cương

(Toronto, Canada)

---------------------
       
(1) Mượn ý cụ Nguyễn Tiên Điền

(2) Chế Lan Viên

(3) Nguyễn Khoa Điềm- Mặt đường khát vọng

(4) Quốc ca Canada

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

giỗ ông Ngoại (26 tháng 9)



 Cậu Hai và Má vừa ăn xong, rời bàn











 Sáu Trực đãi món gỏi tôm (luộc?) với nước chấm (bí truyền) tuyệt chiêu!


 anh này mà quên ngày giỗ là chuyện lạ, nên vào bàn chừng 5, 10 phút mọi người nhắc ảnh (bởi từ sáng điện ảnh không được), thì ảnh cũng vừa về tới.





 qua nhà anh Bé bảy











 sau khi thăm cậu Ba, ngồi ăn bánh bột mì chiên giòn